Nạo phá thai và những điều cần lưu ý sau nạo phá thai
Tuy rằng nạo phá thai chỉ là thủ thuật đơn giản của sản khoa nhưng vẫn có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm, để lại những hậu quả xấu cho sức khỏe và sức khỏe sinh sản của các chị em nói riêng và hệ lụy cho toàn xã hội nói chung. Bài viết Nạo phá thai và những điều cần lưu ý sau nạo phá thai sau đây sẽ hướng dẫn cho chị em cách phá thai an toàn.
Nạo phá thai theo định nghĩa y học là sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ hay lấy phôi thai ra khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở.
Trước khi tiến hành nạo phá thai, chị em sẽ được kiểm tra: Kiểm tra máu, nước tiểu, viêm gan B, điện tâm đồ, viêm nhiễm âm đạo … nhằm xác định thai nằm trong hay ngoài tử cung, chẩn đoán chính xác túi thai và vị trí thai nhi, tình trạng sức khỏe thai phụ để bảo đảm cho nạo phá thai thành công tốt đẹp.
- Bác sĩ phẫu thuật mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang và đeo găng vô trùng.
- Bệnh nhân được đặt nằm ngửa trên bàn thực hiện thủ thuật để bác sĩ kiểm tra vị trí và kích thước tử cung.
- Dùng thiết bị y tế mở rộng cửa âm đạo, khử trùng cổ tử cung và tử cung rồi dùng kẹp cổ tử cung để kẹp môi trước và môi sau cổ tử cung.
- Sử dụng thiết bị thăm dò theo hướng khoang tử cung và đo độ dài khoang tử cung. Sau đó, dùng banh mở rộng cổ tử cung.
- Sử dụng ống hút thai vô trùng thông qua cổ tử cung đi vào tử cung để hút thai nhi ra hoặc thiết bị y tế giống như chiếc muôi làm bằng kim loại để nạo vét sạch cổ tử cung.
Tìm hiểu về phương pháp phá thai an toàn hiện nay
Các phương pháp phá thai an toàn hiện nay bao gồm: Phá thai bằng thuốc, nạo thai và hút thai.
- Phá thai bằng thuốc: Thường áp dụng cho thai nhi dưới 7 tuần tuổi (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng). Đây là phương pháp phá thai nội khoa, không sử dụng các thiết bị y tế can thiệp trực tiếp vào cổ tử cung nên giảm thiểu được nhiều biến chứng của nạo phá thai như nhiễm trùng, tai biến gây tê, gây mê… tuy nhiên, phá thai bằng thuốc thường gây ra nhiều đau đớn và hiện tượng ra máu kéo dài đến hàng tuần.
- Hút thai: Thường được áp dụng cho thai nhi dưới 9 tuần tuổi. Trong đó, bác sĩ sẽ sử dụng ống hút thai được nối với một bơm tay (nếu hút thai thủ công) hoặc bơm máy (nếu hút thai bằng máy) để hút túi thai ra ngoài.
- Nạo thai: Là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách đưa vào khoang tử cung thiết bị y tế giống như chiếc muôi để nạo, vét và gắp lấy phôi thai, nhau thai ra ngoài.
Biến chứng sức khỏe khi phá thai
Chị em phá thai tại những cơ sở y tế không bảo đảm điều kiện tiệt trùng, tiệt khuẩn, đội ngũ y bác sĩ thiếu chuyên môn và kinh nghiệm thì dễ để xảy ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Các biến chứng sức khỏe sau nạo phá thai có thể là:
- Thủng tử cung: Thủng tử cung là biến chứng nguy hiểm của nạo phá thai, chị em bị thủng tử cung có thể phải cắt bỏ tử cung, mất đi khả năng sinh sản vĩnh viễn; trường hợp không cấp cứu kịp thời, có thể tử vong.
- Rách cổ tử cung: Cổ tử cung bị rách không nguy hiểm như thủng tử cung, do nó gây chảy máu ít và có thể tự lành sau một thời gian.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là tai biến thường gặp sau nạo phá thai ngoại khoa. Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng thì sau nạo phá thai, chị em phải bảo đảm dùng thuốc kháng sinh đủ liều theo đơn của bác sĩ.
- Sót thai và sót nhau thai: Nạo phá thai mà bị sót thai và sót nhau thì được coi như không thành công, bác sĩ buộc phải can thiệp ngoại khoa để tiến hành nạo hút lại.
- Vô sinh: Nhiễm trùng sau nạo phá thai có thể dẫn đến tắc nghẽn vòi trứng làm cho chị em khó có thai trở lại. Vô sinh cũng có thể xảy ra nếu chị em bị thủng tử cung và phải cắt bỏ tử cung.
Trong đó, các tai biến của phá thai bằng thuốc thường là phá thai bằng thuốc thất bại nên phải hút lại buồng tử cung, băng huyết và nhiễm khuẩn tử cung. Các tai biến của nạo phá thai ngoại khoa thường bao gồm nhiễm khuẩn, rách cổ tử cung, thủng tử cung, sót thai, sót nhau và băng huyết không cầm được máu.
Lời khuyên trước và sau khi nạo phá thai
Để giúp chị em nhanh chóng phục hồi sức khỏe, bảo đảm không để xảy ra các tai biến gì sau nạo phá thai, chuyên gia phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội có một số lời khuyên dành cho chị em trước và sau khi nạo phá thai như sau:
Chị em trước khi nạo phá thai cần phải bảo đảm tuổi của thai nhi hoàn toàn thích hợp để nạo phá thai. Khi chị em có ý định nạo phá thai thì cần thực hiện càng sớm càng tốt, nạo phá thai an toàn nhất là khi thai nhi từ 8-12 tuần tuổi, phá thai bằng thuốc khi thai nhi dưới 7 tuần tuổi và hút thai khi thai nhi dưới 9 tuần tuổi.
Lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín đáng tin cậy để nạo phá thai, không nên nạo phá thai tại những phòng khám chui, không bảo đảm về trình độ y bác sĩ thực hiện thủ thuật và các điều kiện tiệt trùng tiệt khuẩn.
Sau nạo phá thai, chị em cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, kiêng lao động nặng nhọc trong ít nhất 1 tháng, giữ gìn vệ sinh vùng kín để phòng trường hợp nhiễm khuẩn, không quan hệ tình dục khi hiện tượng ra máu vẫn còn. Đồng thời, uống thuốc sau nạo phá thai để phòng ngừa viêm nhiễm phát sinh và tái khám sau 2 tuần để bảo đảm nạo phá thai diễn ra thành công hay không.
Những dấu hiệu bất thường sau nạo phá thai bao gồm: Đau bụng và ra máu kéo dài trên 1 tuần mà không giảm, cảm giác sốt và ớn lạnh, ra nhiều khí hư kèm theo mùi hôi… Nếu gặp các hiện tượng này, chị em nên nhanh chóng quay lại phòng khám phá thai để tái khám.
Hy vọng những thông tin chia sẻ về nạo phá thai và những điều cần lưu ý sau khi nạo phá thai sẽ giúp chị em có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe và sức khỏe sinh sản được tốt hơn. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn thêm, các bạn có thể nhắn tin trực tiếp với bác sỹ chuyên khoa tại khung chat bên dưới để được giải đáp thắc mắc.